8 điều bạn phải biết về Nghề Quản trị nhà hàng
Quản trị nhà hàng là một trong những ngành hot trong xã hội hiện đại và thúc đẩy theo đó là sự thưởng thức ẩm thực hay nói cách khách dịch vụ ăn uống giải trị ngày càng lên ngôi.
Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nghề này. 8 điều thú vị về nghề quản lý nhà hàng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu vì sao nghề này lại được yêu thích đến vậy.
Môi trường làm việc hấp dẫn
Những người làm nghề quản lý nhà hàng thường có cơ hội làm việc trong môi trường lịch sự, sang trọng, được tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, thuộc nhiều giới khác nhau và có mức thu nhập rất hấp dẫn.
Nhà tổ chức và điều hành giỏi
Nhà quản trị khách sạn, nhà hàng phải biết lên kế hoạch làm việc khoa học cho từng bộ phận và phải luôn theo sát để kịp thời phân công và đôn đốc nhân viên.
Không những vậy, một người quản lý nhà hàng giỏi cần biết dung hòa mối quan hệ giữa các bộ phận của nhà hàng sao cho trôi chảy và hiệu quả. Bên cạnh đó, với vai trò quản lý, nhiệm vụ của bạn là phải làm sao để giữ cân bằng lợi ích của ba bên: Chủ sở hữu – nhân viên – khách hàng. Khi khách hàng không hài lòng, khiếu nại, mâu thuẫn với nhà hàng vì bất cứ lý do gì, với vai trò là nhà quản lý, bạn phải bình tĩnh tiếp nhận vấn đề, khéo léo giải quyết để vừa hạn chế thấp nhất thiệt hại cho nhà hàng, vừa làm hài lòng khách hàng mà vẫn có thể bảo vệ được nhân viên của mình.
Cho dù làm việc với ai và trong tình huống nào, bạn cũng cần giữ được sự kiên nhẫn, bình tĩnh.
Thứ hai, bạn phải có khả năng giao tiếp tốt để xử lý những tình huống xảy ra, đặc biệt là những tình huống khách hàng bất mãn với thái độ phụ vụ của nhà hàng. Do vậy, ngoài những kiến thức về quản trị nhà hàng khách sạn, người quản lý cũng phải thấu hiểm tâm lý khách hàng, tâm lý nhân viên.
Khả năng ngoại ngữ tốt
Làm quản lý nhà hàng, nhất là quản trị những nhà hàng lớn và sang trọng, tỷ lệ khách ngoại quốc sẽ rất cao. Bạn phải đủ khả năng ngoại ngữ để giao tiếp với khách một cách lịch thiệp và chuyên nghiệp. Những kỹ năng ngoại ngữ này bạn phải tự trau dồi trong quá trình làm việc.
Hành trình gian khổ
Không phải ngẫu nhiên mà những người thành công trong ngành nhà hàng thường bắt đầu từ những vị trí thấp nhất như phục vụ bàn, phụ bếp, tiếp tân,… Chỉ có thông qua những trải nghiệm thực tế, bạn mới có thể tích lũy đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý người khác. Bạn thử tưởng tượng mình sẽ quản lý nhà hàng như thế nào nếu không hề biết ở từng vị trí, từng khâu phải làm việc như thế nào?
Cũng cần lưu ý rằng, quản trị nhà hàng, khách sạn là một ngành có mức độ đào thải cao. Do đó, ngay cả khi đã trở thành quản lý cấp cao, bạn vẫn cần tiếp tục học hỏi, nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng của mình để đáp ứng yêu cầu công việc.
Kiến thức tổng hợp
Là một nhà quản lý, bạn không chỉ cần được đào tạo bài bản các kỹ năng chuyên ngành quản lý nhà hàng - khách sạn đa dạng từ quản lý nhân viên, giao tiếp khách hàng, chuẩn bị sự kiện, giải quyết rủi ro, am hiểu về rượu và các loại thực phẩm, có kiến thức văn hóa đặc trưng đa quốc gia,… mà còn cần phải được đào tạo các kỹ năng liên ngành quan trọng như ngoại ngữ, tin học, tài chính.
Áp lực công việc cao
Thông thường, nếu muốn thành công, một quản lý nhà hàng phải làm việc căng thẳng từ 50 đến 80 tiếng đồng hồ/ tuần. Với khối lượng công việc khổng lồ và thời gian làm việc nhiều gấp đôi người bình thường, bạn sẽ luôn luôn ở trong trạng thái phải đối mặt với áp lực hàng ngày. Ngoài ra, vì thời gian cao điểm của nhà hàng là vào các bữa ăn, nên người quản lý sẽ không có thời gian ăn uống đúng bữa. Việc bỏ bữa liên tục sẽ dẫn đến những tình trạng “bệnh nghề nghiệp” như đau bao tử, giảm sút sức khỏe, stress,…
Vì vậy, trước khi bước chân vào nghề này bạn phải chuẩn bị đầy đủ tinh thần và tâm thế chấp nhận làm việc bất kể thời gian.
Lòng đam mê và nhiệt huyết
Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, bạn phải có lòng đam mê. Quản trị nhà hàng, khách sạn là một công việc nhọc nhằn mà nếu thiếu lòng đam mê, bạn không thể tiến xa được. Ngoài ra, bạn còn phải có khả năng truyền sự nhiệt huyết đó cho những người xung quanh. Một nhà quản lý dù có tài giỏi đến đâu cũng không thể đương đầu nổi với sức ép và sự căng thẳng nếu thiếu sự hỗ trợ hiệu quả của đồng nghiệp.
Hơn bao giờ hết, bạn mơ ước được trở thành một quản lý nhà hàng, chỉ đơn giản vì bạn thích được phục người khác, hay gia đình bạn đã có truyền thống kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn,…? Hay bạn muốn thâm nhập sâu hơn vào nghề Quản trị nhà hàng, hay biết thêm một chút về nghề “anh em” thân cận của nó là Hướng dẫn viên du lịch? Bạn băn khoăn không biết nên chọn trường Cao đẳng du lịch nào, trường Cao đẳng du lịch tuyển sinh vào thời điểm nào, đâu mới là môi trường đào tạo ngành Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng khách sạn chất lượng?
Bài viết liên quan: Những yếu tố quan trọng trong quản lý nhà hàng
Bài viết liên quan: Những yếu tố quan trọng trong quản lý nhà hàng