Công Việc Của Quản Lý Nhà Hàng

Quản lý nhà hàng là vị trí nghề nghiệp nhiều người theo đuổi bởi môi trường làm việc tốt, mức thu nhập cao cùng cơ hội phát triển. Các bạn trẻ khi theo đuổi lĩnh vực nhà hàng đều mong muốn đạt được vị trí này sau nhiều năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ quản lý nhà hàng là làm gì và trách nhiệm của họ ra sao. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một người quản lý nhà hàng.

Quản lý nhà hàng là ai?

Quản lý nhà hàng là người chịu trách nhiệm phân công, giám sát và đôn đốc tất cả hoạt động của nhân viên cấp dưới để thực hiện đúng như kế hoạch. Đồng thời, người này còn đóng vai trò là cầu nối giữa các bộ phận trong nhà hàng để phối hợp nhịp nhàng nhằm mang đến hiệu quả kinh doanh cho nhà hàng. Hơn nữa, người quản lý còn phải trực triếp giải quyết và xử lý tất cả các tình huống liên quan đến khách hàng nhằm đảm bảo hình ảnh chuyên nghiệp nhất.

Quản lý là người không thể thiếu trong việc điều hành và giám sát hoạt động của nhà hàng

Công việc của quản lý nhà hàng

Quản trị nhân sự

  • Đề xuất tuyển dụng các chức danh phục vụ trong nhà hàng
  • Tham gia tuyển chọn nhân viên phù hợp và đào tạo nhân viên mới
  • Tổ chức đánh giá kết quả thử việc của nhân sự mới
  • Sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên và đôn đốc nhân viên thực hiện theo tiến độ
  • Thực hiện chấm công hàng tháng cho nhân viên các bộ phận
  • Đề xuất khen thưởng, kỷ luật, điều chuyển công tác, ra quyết định thôi việc nhân viên
  • Giám sát, nhắc nhở nhân viên tuân thủ nội quy nhà hàng
Quản lý nhà hàng sẽ điều phối nhân sự cho toàn bộ các bộ phận trong nhà hàng

Quản trị tài chính

  • Nắm rõ chi phí nguyên vật liệu lợi nhuận mỗi ngày
  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận
  • Liên hệ đối tác, nhà cung cấp để đàm phán hợp đồng liên quan đến hoạt động nhà hàng
  • Đề ra giải pháp tiết kiệm kinh phí, thúc đẩy doanh số nhà hàng
  • Thực hiện các báo cáo thống kê về tài chính

Quản trị chất lượng phục vụ

  • Giám sát các hoạt động đúng theo tiêu chuẩn, quy trình của nhà hàng
  • Đề xuất giải pháp cải tiến chất lượng nhà hàng
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Đảm bảo tiêu chuẩn về thực đơn khoa học và đáp ứng yêu cầu khẩu vị khách hàng
Quản trị cơ sở vật chất, hàng hóa, tài sản
  • Theo dõi số lượng, chất lượng công cụ dụng cụ, trang thiết bị định kì
  • Giải trình cho cấp trên về số lượng vật dụng hỏng hóc, mất mát
  • Ký duyệt phiếu điều chuyển thực phẩm, tài sản của nhà hàng
  • Lên kế hoạch bảo trì, sửa chữa, thay mới cơ sở vật chất nhà hàng
  • Theo dõi việc mua hàng hoá theo định mức tồn kho tối thiểu 

Quản lý nhà hàng sẽ kiểm soát toàn bộ cở sở vật chất của nhà hàng

Kinh doanh và tiếp thị

  • Triển khai, kiểm tra hệ thống nhận diện thương hiệu nhà hàng
  • Chủ động tìm kiếm nguồn thực khách
  • Theo dõi khách VIP, khách hàng thân thiết của nhà hàng và trực tiếp gặp gỡ, thăm hỏi khách hàng định kỳ
  • Phối hợp phòng kinh doanh xây dựng kế hoạch marketing và bán hàng
  • Tổ chức các hoạt động khuyến mãi

Giải quyết sự cố, khiếu nại của thực khách

  • Tổ chức theo dõi, đánh giá mức độ hài lòng của thực khách
  • Tiếp giải quyết phàn nàn của thực khách nếu nhân viên không giải quyết được
Xem thêm: Quy Trình Dọn Phòng Tiêu Chuẩn Trong Khách Sạn