Doorman là ai? Liệu đây có phải là “công việc nhẹ lương cao”?

Dịch vụ khách sạn có mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng hay không phụ thuộc rất lớn vào sự nhiệt tình của nhân viên hành lí và cái mỉm cười thân thiện của nhân viên đứng cửa hay còn gọi là Doorman. Vậy Doorman là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về công việc của nhân viên đứng cửa để hiểu thêm về tầm quan trọng của vị trí này.

Doorman Là Gì?

Doorman là vị trí nhân viên đứng cửa với nhiệm vụ chính là túc trực ở cửa ra vào của khách sạn để mở cửa, đóng cửa giúp khách. Nhân viên Doorman làm việc dưới sự quản lý của bộ phận tiền sảnh khách sạn.
Nhân viên đứng cửa Doorman

Công việc của Doorman là gì? Và có gì khác so với nhân viên hành lí (Bellman)

Mô tả công việc Doorman trong khách sạn

  • Túc trực tại cửa khách sạn để mở cửa, đóng cửa khi khách đến, khách đi. 
  • Chào đón khách đến với khách sạn với thái độ thân thiện, lịch sự: Vừa mở cửa, vừa mỉm cười thân thiện và cúi nhẹ nói xin chào khi khách đến làm thủ tục check-in. 
  • Chào và chúc khi khách ra ngoài hoặc về khách sạn: Chúc quý khách buổi sáng tốt lành, Chúc quý khách buổi tối vui vẻ… 
  • Nhắc khách mang theo ô, áo mưa… khi trời có dấu hiệu nắng to hoặc mưa. 
  • Tư vấn cho khách sử dụng các dịch vụ của khách sạn khi được yêu cầu. 
  • Chia sẻ các thông tin về địa điểm du lịch, ăn uống của địa phương… cho khách. 
  • Mỉm cười, chào tạm biệt khi khách rời khách sạn. 
  • Giúp khách bắt taxi khi khách muốn rời đi. 
  • Hỗ trợ điều tiết phương tiện, tránh tắc nghẽn ở khu vực trước sảnh. 
  • Quan sát khách ra ngoài khách sạn để tránh các nguy cơ về an ninh, an toàn và kịp thời báo ngay cho nhân viên an ninh nếu phát hiện vấn đề khả nghi. 
  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận và làm các báo cáo công việc liên quan. 
  • Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu.

Công việc của Nhân viên hành lí (Bell man):

Nhân viên hành lí (Bell man)

- Đưa đón, mang vác hành lí giúp khách
  • Đón hành lí và mang lên phòng giúp khách một cách cẩn thận. 

  • Mang hành lí ra khỏi phòng và đưa lên xe giúp khách khi khách ra về. 

  • Hỗ trợ khách những công việc vặt khác khi đồ lên phòng giúp khách. 

  • Đảm bảo hành lí của khách vẫn nguyên vẹn, không mất mát, không hư hỏng. 
- Thực hiện những công việc khác
  • Thông báo với khách hàng về thủ tục nhận phòng cũng như giúp khách hàng làm quen với cơ sở vật chất trong khách sạn. 
  • Giới thiệu dịch vụ của khách sạn, chia sẻ những thông tin hữu ích khác như các điểm tham quan du lịch, địa chỉ ăn ngon… 
  • Giúp khách hàng chuyển fax, tin nhắn, bưu kiện… 
  • Đảm bảo khu vực tiền sảnh luôn gọn gàng, đủ nhân lực để phục vụ khách. 
- Phối hợp với các bộ phận khác để thực hiện những yêu cầu của cấp trên.

Mức lương của một Nhân viên hành lí dao động từ 3 – 5 triệu/tháng, tùy nơi làm việc. Để trở thành một Bell man tại các khách sạn, bạn cần hội tụ các tiêu chí sau:
  • Sức khỏe tốt để thường xuyên mang vác hành lí giúp khách hàng. 
  • Hòa nhã, thân thiện. 
  • Thái độ năng nổ và tinh thần trách nhiệm cao… 
Thông thường, vị trí này không yêu cầu kinh nghiệm, thích hợp với những bạn trẻ muốn làm quen, bắt đầu làm việc trong ngành Nhà hàng – Khách sạn.Mức lương Doorman hiện nay
Hiện nay, mức lương Doorman dao động trong khoảng 3 – 5 triệu đồng/ tháng, tùy thuộc vào quy mô khách sạn. Ngoài lương cơ bản, khi trở thành nhân viên chính thức, vị trí này còn được nhận được tiền Service charge. Muốn làm tốt công việc của một nhân viên Doorman khách sạn, bạn cần phài có thái độ thân thiện, lịch sự với khách; giao tiếp khéo léo, nhanh nhẹn; có kiến thức về các sản phẩm – dịch vụ của khách sạn và am hiểu về những địa điểm vui chơi – ăn uống của địa phương.

>>> Xem thêm những kiến thức khác và các chức vụ khác trong ngành nhà hàng khách sạn tại đây nhé.

Những chàng doorman điển trai nhất thế giới

Chỉ là nhân viên trực cổng khách sạn, nhưng 4 anh chàng này lại sở hữu vẻ ngoài ấn tượng, giúp họ đổi đời. Chúng ta cùng tìm hiểu các mỹ nam này là ai nhé.
- Albert Lapi làm việc tại khách sạn Thompson Toronto từ năm 2010 tới nay. Gương mặt được đánh giá manly và hấp dẫn hơn khi cau mày, Với thái độ niềm nở khi mở cửa đón, Albert “đánh cắp” trái tim của nhiều vị khách nữ. Albert thường được các khách VIP và khách quen chỉ định phục vụ mỗi khi đến Thompson Toronto.
Ngoài công việc ở khách sạn, Albert còn là một người mẫu diễn catwalk và lên bìa các tạp chí thời trang.
- Max Styles có vẻ ngoài dễ gần. Nơi làm việc: Khách sạn Gild Hall, Manhattan. Sinh ra ở Bronx, Max Styles khá thông thạo thành phố New York và được biết tới là một trong những nhân viên xuất sắc nhất của khách sạn 4 sao sang trọng Gild Hall. Ngoài gương mặt ưa nhìn, Max còn là cử nhân khoa tâm lý của trường Hunter College.
- Chàng trai người Ý Simone Signoritti làm việc ở khách sạn Belgraves, London, Anh. Simone mới đến London được 8 tháng để tìm cuộc sống mới tại đây.
Ngoài gương mặt điển trai, Simone có thân hình mơ ước khi từng 2 lần chiến thắng bộ môn bơi lội ở quê nhà. Công việc hàng ngày của Simone là đứng tại hành lang khách sạn để giúp đỡ các vị khách VIP.
- Janos Molanrk, doorman của khách sạn Viceroy New York là một người mẫu. Mặc dù ký hợp đồng với một trong những công ty quản lý người mẫu lớn nhất thế giới nhưng chàng trai người Hungary Janos Molanrk vẫn kiếm việc làm thêm ở khách sạn Viceroy.

Janos chia sẻ anh thích được trò chuyện với các vị khách, có những lần cuộc nói chuyện kéo dài tới 45 phút trong khi nhiệm vụ của Janos là mang đồ đạc lên phòng cho khách, gọi giúp họ taxi.

Lời tâm sự của người làm nghề gác cửa khách sạn

Doorman là từ để chỉ người làm nghề gác cửa ở khách sạn hạng sang hoặc những tòa nhà lớn. Nhiều người cho đây là công việc nhàm chán nhưng ít ai biết rằng chính họ sẽ đem lại cho khách hàng sự thoải mái ngay từ những phút đầu tiên.
Doorman là từ để chỉ người làm nghề gác cửa ở khách sạn hạng sang hoặc những tòa nhà lớn. Công việc của một người gác cửa không “hấp dẫn”, thậm chí còn bị đánh giá là “nhàm chán”. Nhưng ít ai biết được họ chính là nhân tố quan trọng đem lại cho khách hàng sự thoải mái ngay từ những phút đầu tiên.
Ông Jais Adbul Rahman đã làm việc tại Grand Hyatt Singapore từ năm 1972 và hiện quản lý khu tiền sảnh. “Nhiều người hỏi tôi có thích công việc này không, nhưng nói thật tôi chưa bao giờ chán hay đánh giá thấp nó”, ông nói. "Để làm công việc này, bạn cần ba yếu tố: thân thiện, lịch sự và tốt bụng. Bạn sẽ luôn chào đón khách với nụ cười trên môi cùng những câu nói quen thuộc: Chào buổi sáng, xin chào, chào buổi tối. Bạn giúp đưa ra những lời cảnh báo: Xin ngài hãy mang theo ô, trời có thể sẽ mưa ngày hôm nay. Chỉ là những hành động rất nhỏ, nhưng sẽ quyết định ấn tượng của khách hàng đối với nơi họ nghỉ lại".
Tại nơi ông làm việc, mỗi ca trực sẽ có hai nhân viên gác cửa luôn duy trì sự có mặt để du khách cảm thấy được hoan nghênh. Khi khách đến, người gác cửa sẽ giúp mở cửa xe và mang hành lý. Họ cũng phải làm việc như người điều tiết giao thông để tránh tắc nghẽn bên ngoài sảnh hoặc vẫy taxi khi khách có nhu cầu rời đi.
“Đừng nghĩ công việc này chỉ đơn thuần đóng, mở cửa. Chúng tôi còn là nhân viên tư vấn, bác sĩ, người giữ trẻ, dự báo thời tiết, nhân viên kỹ thuật, hoặc rất nhiều việc không tên khác. Khách muốn hỏi đường? Chúng tôi biết. Khách muốn sửa vật dụng? Chúng tôi cũng biết. Và bạn có thể hỏi chúng tôi vào bất cứ thời gian nào, vì chúng tôi luôn đứng đó cả đêm”, Rahman chia sẻ.
Theo nhu cầu tăng cao của khách sạn, số lượng người gác cửa cũng tăng gấp đôi. Họ được yêu cầu phải có kiến thức căn bản về khách sạn và địa phương để cho khách hàng những lời khuyên hữu ích. Thông thường, du khách có xu hướng hỏi người gác cửa về các địa điểm cụ thể, nơi nên thăm quan, dịch vụ vui chơi hay ăn uống. Vì thế, người gác cửa giống như cuốn bách khoa toàn thư hay cuốn sách hướng dẫn bỏ túi để giúp đỡ khách hàng trong thời điểm cần thiết. Đây là yêu cầu cao, cũng là thách thức đối với công việc này. Đôi khi, họ cũng phải đi hàng cây số để làm những việc khách yêu cầu như mua thẻ điện thoại, tìm bến xe buýt hoặc chỗ trú ẩn cho khách khi trời mưa.
Khi được hỏi điều gì khiến ông Rahman cảm thấy vui nhất, ông trả lời: “Đó chính là lời cảm ơn của khách hàng. Sự cảm ơn chân thành từ phía họ làm nên một ngày của chúng tôi”.
Doorman là vị trí công việc vô cùng thích hợp để các bạn ứng viên yêu thích ngành dịch vụ bắt đầu “bước chân” vào môi trường khách sạn, dù là bạn không có bằng cấp chuyên ngành. Công việc này sẽ giúp bạn làm quen với môi trường làm việc và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân để thăng tiến lên những vị trí cao hơn về sau. Chúc các bạn tham khảo hiệu quả.

Trong cơ cấu hoạt động của một khách sạn quốc tế, managing director nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng. vì là người đứng đầu quản lý mỗi khách sạn. Vậy, liệu bạn có hiểu rõ Managing Director là gì ? Cùng khám phá ngay nhé!