Managing Director Là Gì – Bạn Biết Gì Về Chức Vụ Này?

Trong cơ cấu hoạt động của một khách sạn quốc tế, managing director nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Với những tập đoàn khách sạn lớn sẽ có nhiều “chi nhánh” khách sạn đặt ở nhiều địa điểm khác nhau, người đứng đầu quản lý mỗi khách sạn đó chính là managing director. Làm việc trong ngành khách sạn, liệu bạn có hiểu rõ về chức vụ này chưa? Cùng khám phá ngay nhé!

Managing director là gì?

Managing director là chức vụ giám đốc điều hành trong khách sạn, chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động, đảm bảo khách sạn vận hành hiệu quả, tối đa hóa doanh thu. Managing director còn có tên gọi là CEO. Với các tập đoàn khách sạn quốc tế sẽ có managing director ở mỗi khách sạn, còn nhà đầu tư mở khách sạn sẽ tự tuyển managing director về quản lý.

>>> Chúng ta hay nghe nói: nhà hàng 3 sao, khách sạn 5 sao. Vậy các bạn có biết sao machelin là gì không?

Managing director là chức vụ giám đốc điều hành (Nguồn: Internet)

Công việc của managing director

Lập kế hoạch kinh doanh, quy chế thưởng phạt

Định kỳ thực hiện việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng ngân sách, kế hoạch tiền lương cho khách sạn và trình Tổng giám đốc Tập đoàn, chủ đầu tư phê duyệt.

Phối hợp với các bộ phận liên quan xây dựng quy chế thưởng, phạt nhân viên để tạo bầu không khí thi đua, tăng năng suất lao động…

Đề xuất, lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp nội thất, trang thiết bị theo hạng sao khách sạn.

Quản trị nhân sự, tuyển dụng, đào tạo

Thiết lập, triển khai thực hiện chức năng quản trị nhân sự một cách hiệu quả để nhân viên khách sạn luôn đoàn kết, có động lực phấn đấu làm việc…

Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên của khách sạn.

Xét duyệt kế hoạch tuyển dụng, tham gia phỏng vấn tuyển dụng nhân viên.

Tối đa hóa doanh thu

Dự báo và chuẩn bị phương án thích ứng với sự thay đổi của thị trường và đối tượng khách hàng.

Đưa ra những đề xuất, giải pháp mới nhằm tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận cho khách sạn.

Tổ chức xây dựng các chương trình, kế hoạch marketing và giám sát quá trình triển khai, quản lý doanh thu.

Quản lý doanh thu dịch vụ ẩm thực, chi phí thực phẩm - đồ uống, đảm bảo sử dụng tối ưu không gian hội trường, nhà hàng…

Quản lý vấn đề an ninh – an toàn, vệ sinh thực phẩm

Tổ chức triển khai công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra công tác an ninh, an toàn cháy nổ trong khách sạn để tạo môi trường an toàn, thân thiện cho khách hàng và nhân viên.

Managing director chịu trách nhiệm mọi hoạt động trong một khách sạn (Nguồn: Internet)

Giải quyết các yêu cầu, sự cố phát sinh

Theo dõi quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng, chỉ đạo cấp dưới đáp ứng nhanh nhất – tốt nhất có thể những yêu cầu chính đáng của khách hàng.

Hỗ trợ cấp dưới giải quyết những sự cố phát sinh trong khách sạn đảm bảo không làm ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín của khách sạn.

Xử lý các công việc khác

Giám sát quá trình làm việc của nhân viên, đảm bảo duy trì chất lượng phục vụ tiêu chuẩn của khách sạn.

Trực tiếp đón tiếp, hỏi thăm và đưa tiễn khách VIP đặc biệt, tiếp nhận và chỉ đạo nhân viên đáp ứng tốt nhất các yêu cầu, vấn đề phát sinh của khách VIP.

Xây dựng, duy trì mối quan hệ với cơ quan chức năng, chính quyền và cộng đồng địa phương đảm bảo xử lý hiệu quả những thắc mắc của phương tiện truyền thông, cộng đồng…

Phối hợp thanh kiểm tra để phòng chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, các hành vi vi phạm pháp luật trong khách sạn.

Tư vấn, xét duyệt các kế hoạch làm việc của các bộ phận trong khách sạn.

Trực tiếp kiểm tra phòng chuẩn bị đón khách VIP đặc biệt.

Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn cho Tổng giám đốc của Tập đoàn.

Tổ chức, điều hành các cuộc họp định kỳ trong khách sạn.

Tham gia các cuộc họp chung của Tập đoàn.

Thực hiện các công việc khác khi được Tổng giám đốc tập đoàn, chủ đầu tư giao phó.

Bài viết vừa giải đáp cho bạn thắc mắc “Managing director là gì?”. Nhìn chung, đây là vị trí cốt cán dẫn dắt cả một khách sạn với trách nhiệm cực kỳ nặng nề, đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm làm nghề.

Quản lý nhà hàng là công việc được ví như “làm dâu trăm họ”. Để đảm bảo quy trình hoạt động của nhà hàng diễn ra suôn sẻ, đem lại lợi nhuận tốt nhất cho chủ đầu tư, người lãnh đạo cần nắm rõ một vài yếu tố quan trọng trong quản lý nhà hàng để có thể xử lý tất cả mọi việc thật chuyên nghiệp.