Duty manager là gì? Công việc và mức lương hấp dẫn của duty manager

Duty manager chỉ vị trí Quản lý ca trực hay ở nhiều khách sạn còn gọi là “Giám đốc sảnh”. Duty manager chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động, giải quyết các tình huống phát sinh trong ca làm việc của mình. Đây là một vị trí quan trọng với trách nhiệm cao và mức lương hấp dẫn từ 8 – 12 triệu/tháng.


Duty manager là chức vụ quan trọng trong bất kỳ một khách sạn nào. Người Quản lý ca trực có nhiệm vụ sắp xếp công việc nhân sự cho ổn thỏa, đảm bảokhu vực sảnh khách sạn luôn được vận hành trơn tru, đem lại sự thoải mái cho khách hàng. Để biết cụ thể Duty manager phải làm gì và được đãi ngộ như thế nào, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Duty manager là gì?


Như đã giới thiệu, Duty manager là Quản lý ca trực, còn được gọi với tên khác là “Giám đốc sảnh”, người chịu trách nhiệm giám sát, điều hành, giải quyết các tình huống phát sinh trong ca làm việc tại tiền sảnh. Duty manager làm việc dưới sự quản lý của FOM khách sạn.
Người chịu trách nhiệm chính trong ca trực đảm bảo các hoạt động diễn ra suôn sẻ

Công việc cụ thể của một Duty manager trong khách sạn

Là một quản lý, người chịu trách nhiệm cao về chất lượng phục vụ khách hàng cũng như mọi vấn đề liên quan đến dịch vụ, Duty manager phải là người có khả năng quan sát tình hình, nhạy bén và tinh tế.

Công việc của một Duty manager trong khách sạn không diễn ra độc lập mà cần phải phối hợp với các bộ phận khác. Cụ thể, các Duty manager phải làm những công việc sau đây.

>>> Có thể bạn quan tâm công việc của thu ngân khách sạn là gì?

Phối hợp quản lý bộ phận tiền sảnh


· Giám sát hoạt động bộ phận tiền sảnh của khách sạn, đảm bảo các nhân sự làm đúng vị trí, đúng quy trình cho hiệu quả tốt nhất. Đảm bảo nhân viên có tác phong chuyên nghiệp, thái độ đúng mực đối với khách hàng.

· Kiểm tra danh sách phòng khách VIP và đoàn đến trong ngày. Điều phối công tác chuẩn bị đón khách VIP, khách đoàn đảm bảo khách hàng được phục vụ chu đáo.

· Kiểm tra và nắm rõ số lượng các phòng trống, trực tiếp kiểm tra việc chuẩn bị và setup phòng cho khách VIP.

· Kiểm tra và đảm bảo tất cả các thư từ, bưu phẩm, lời nhắn… được chuyển đến khách nhanh nhất.

Giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của khách


· Tiếp nhận các yêu cầu, khiếu nại của khách hàng và phối hợp với các bộ phận liên quan đáp ứng, giải quyết nhanh nhất để khách hàng hài lòng.

· Đối với những vấn đề vượt khỏi quyền hạn và khả năng giải quyết, Duty manager phải nhanh chóng báo lại với cấp trên.
 
Một Duty manager cần có khả năng quan sát, nhạy bén trong các tình huống

Kiểm tra hoạt động các khu vực trong khách sạn


· Lưu ý đặc biệt đến các vấn đề liên quan đến điện, máy móc thiết bị, phòng chống cháy nổ.

· Đảm bảo các khu vực đóng/mở đúng thời gian quy định.

Hướng dẫn, đào tạo nhân viên

· Trực tiếp hoặc chỉ đạo việc hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên mới của khách sạn.

· Tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên khách sạn theo lịch được phân công.

Các nhiệm vụ khác

· Khuyến khích khách hàng nhận xét về chất lượng dịch vụ của khách sạn. Những nhận xét, ý kiến đặc biệt cần tiến hành xác minh và có hướng điều chỉnh cho phù hợp.

· Kiểm tra công việc của nhân viên cùng ca, ghi chú lại những vấn đề phát sinh và bàn giao lại với nhân sự ca sau, đồng thời báo cáo lại với cấp trên.

· Kiểm tra định kỳ toàn bộ khách sạn, các thiết bị, máy móc, hệ thống điện… để đảm bảo an toàn cho mọi người.

· Giám sát các khâu vệ sinh nhằm đảm bảo khách sạn luôn sạch sẽ, các thiết bị hoạt động tốt nhằm đem đến dịch vụ tốt nhất cho các khách hàng.

· Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu.
 
Đi kèm với trách nhiệm cao, Duty Manager nhận được mức lương và đãi ngộ hấp dẫn

Mức lương và đãi ngộ mà Duty manager được nhận

Mức lương trung bình của một Duty manager hiện nay ở vào khoảng 8 – 12 triệu/tháng. Tùy vào từng môi trường làm việc cũng như năng lực cá nhân của mỗi người mà mức lương này có thể thay đổi nhiều hơn.

Đối với những khách sạn 5 sao, hoặc nằm ở khu du lịch, mức lương của Duty manager thường sẽ cao hơn. Ngoài mức lương hấp dẫn, những quyền lợi được pháp lý bảo vệ, Duty manager còn nhận được những chính sách thưởng hấp dẫn từ khách sạn đang công tác.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng các ứng viên có kinh nghiệm, năng lực của các khách sạn lớn vẫn ở mức cao. Nếu bạn quan tâm đến vị trí này, đừng ngại gửi hồ sơ ứng tuyển để tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân. Đối với người mới, bạn có thể đăng ký khóa đào tạo nhà hàng – khách sạn để trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết, khi tích lũy đủ kinh nghiệm cũng như năng lực, điều quan trọng là bạn không ngừng học hỏi và cầu tiến trong công việc, bạn sẽ có cơ hội bước lên vị trí Duty manager mà mình mong muốn. Chúc bạn thành công!

ETD là một thuật ngữ thường được sử dụng trong ngành Du lịch, Dịch vụ và ngành Nhà hàng – Khách sạn (NHKS). Vậy bạn có biết ETD là gì? ETD sử dụng như thế nào? Các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của chúng tôi nhé.